Lực lượng hai bên Trận chiến ngoài khơi Samar

Nhật Bản

Lực lượng Trung Tâm đang rời vịnh Brunei, Borneo để tới Philippines, ngày 22 tháng 10 năm 1944.

Lực lượng Trung Tâm của Kurita bao gồm thiết giáp hạm Yamato, Nagato, KongōHaruna; tuần dương hạm hạng nặng Chōkai, Haguro, Kumano, Suzuya, Chikuma, Tone; tuần dương hạm hạng nhẹ YahagiNoshiro; 11 khu trục hạm lớp Kagerō, YūgumoShimakaze. Dù không có bất kỳ hàng không mẫu hạm nào, lực lượng này có trang bị hệ thống máy phóng với số lượng thủy phi cơ tương đối, ví dụ Yamato mang đến bảy thủy phi cơ. Trong trận đánh này, người Nhật cũng sử dụng các đội bay Thần phong làm nhiệm vụ tấn công tự sát. Các đội thiết giáp hạm và tuần dương hạm được trang bị pháo hạm áp đảo hoản toàn những khẩu pháo 5-inch (127 mm) của Taffy 3. Yamato có chín khẩu pháo 18,1-inch (460 mm), có tầm bắn đến 40 km. Hệ thống pháo được ngắm bắn bằng hệ thống kính ngắm quang học có sự trợ giúp của hệ thống điện tử, dù chúng vẫn kém hiệu quả hơn so với hệ thống dẫn bắn bằng radar tích hợp trên các khu trục hạm của người Mỹ.

Ngoài ra, nhiều tàu Nhật còn trang bị ngư lôi Type 93 Long Lance. Type 93 được coi là loại ngư lôi tân tiến nhất thế giới lúc đó - có tầm phóng gấp đôi ngư lôi của phe Đồng Minh và không tạo vệt bong bóng trên mặt nước. Hải quân Nhật coi chúng là thứ vũ khí mang tính quyết định. Ngư lôi của họ dùng oxy nén thay vì không khí nén thông thường trong hệ thống đẩy. Tuy nhiên, Type 93 dễ bị kích nổ hơn do dễ chịu tác động của sóng xung kích hơn các loại ngư lôi khác, dễ gây thiệt hại cho những con tàu mang chúng.

Hoa Kỳ

Taffy 3 đang xả khói để che tầm nhìn của tàu chiến Nhật trong những phút đầu tiên của trận đánh.

Nhóm Đặc nhiệm 77.4 của Đệ Thất Hạm đội bao gồm 3 Đơn vị Đặc nhiệm nhỏ, mỗi nhóm có 6 mẫu hạm hộ tống lóp Casablanca hoặc Sangamon, được bảo vệ bởi các đội khu trục hạm và khu trục hạm hộ tống. Các tàu khu trục được trang bị năm khẩu pháo 5-inch (127 mm), khu trục hạm hộ tống có hai khẩu và mẫu hạm hộ tống chỉ có duy nhất một khẩu được lắp đặt ở đuôi tàu. Phần lớn các phi công và thủy thủ đều thuộc lực lựong Dự bị của Hải quân với ít kinh nghiệm trận mạc, và do nhiệm vụ của họ phần lớn là săn ngầm và tấn công các lực lượng mặt đất, các đội mẫu hạm chỉ được trang bị số ít bom và ngư lôi chống hạm vì ít có khả năng họ bị đội tàu mặt nước của địch tấn công.[4]

Với việc không có tàu nào trang bị pháo có tầm bắn hơn 16 km, Taffy 3 dễ dàng bị áp đảo bởi pháo của người Nhật, vốn có tầm bắn xa và cỡ nòng lớn. Trận đánh cũng đồng thời chỉ ra rằng hệ thống dẫn bắn tự động của Hải quân Nhật Bản không thực sự hiệu quả khi tấn công các mục tiêu di động ở khoảng cách xa dù một vài con tàu như Kongō đã bắn trúng mục tiêu. Dù tàu chiến của Nhật Bản khai hỏa ở khoảng cách khá xa và trúng vài mục tiêu, và chỉ bắn gần trúng thôi cũng đủ để gây một số thiệt hại cho đội tàu của người Mỹ, hỏa lực của họ chỉ thực sự hiệu quả khi họ đi vào tầm bắn của các mẫu hạm hộ tống. Ngược lại, các khu trục hạm của Mỹ có hệ thống dẫn bắn Mark 37 có khả năng lấy đường ngắm tự đông và bắn trúng nhiều mục tiêu một cách hiệu quả khi đang di chuyển liên tục. Sự lạc hậu của hệ thống điệu tử Nhật Bản còn được đề cập trong các báo cáo của phi công Mỹ sau trận đánh, khi hỏa lực cao xạ của người Nhật không thật sự hiệu quả khi đối đầu với máy bay Mỹ.

Đơn vị Đặc nhiệm 77.4.1 ("Taffy 1") của Chuẩn Đô đốc Thomas L. Sprague bao gồm các mẫu hạm hộ tống thuộc Hải đội Hàng không mẫu hạm 22 (CarDiv 22) là Sangamon, Suwannee, SanteePetrof Bay. (2 mẫu hạm hộ tống còn lại của Taffy 1, ChenangoSaginaw Bay, đã rời đến Morotai thuộc Đông Ấn Hà Lan vào ngày 24 tháng 10 để sửa chữa và thay thế máy bay hỏng. Chúng quay trở lại với số máy bay mới sau khi trận đánh kết thúc).

Đơn vị Đặc nhiêm 77.4.2 ("Taffy 2") của Chuẩn Đô đốc Felix Stumps bao gồm mẫu hạm hộ tống Natoma BayManila Bay thuộc Hải đội Hàng không mẫu hạm 24 (CarDiv 24), và Marcus Island, Kadashan Bay, Savo IslandOmmaney Bay thuộc Hải đội Hàng không mẫu hạm 27 (CarDiv 27) của Chuẩn Đô đốc William D. Sample.

Đơn vị Đặc nhiệm 77.4.3 ("Taffy 3") của Chuẩn Đô đốc Clifton Sprague bao gồm các mẫu hạm Fanshaw Bay, St. Lo, White Plains, Kalinin Bay thuộc Hải đội Hàng không mẫu hạm 25 (CarDiv 25) và các mẫu hạm Kitkun BayGambier Bay thuộc Hải đội Hàng không mẫu hạm 26 (CarDiv 26) của Chuẩn Đô đốc Ralph A. Ofstie. Bảo vệ cho Taffy 3 bao gồm khu trục hạm Hoel, JohnstonHeermann, và đội khu trục hạm hộ tống Dennis, John C. Butler, RaymondSamuel B. Robert.

Mỗi mẫu hạm hộ tống chỉ mang số lượng máy bay nhỏ là khoảng 28 chiếc, nên 16 chiếc CVE của cả ba "Taffy" mang tổng cộng hơn 450 chiếc máy bay, tương đương với số máy bay của năm mẫu hạm chủ lực. Tốc độ tối đa của chúng chỉ đạn 32.4 km/h để phù hợp với việc hộ tống các đoàn vận tải hoặc cung cấp hỏa lực hỗ trợ mặt đất, chúng quá chậm để tấn công hoặc rút lui khỏi các hải đội đột kích của kẻ thù. Máy bay của chúng có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, phòng không và chống ngầm, nên chúng chỉ được trang bị súng máy, bom chống ngầm, bom nổ mảnh và bom gây sát thương đối với con người, chỉ hiệu quả với các mục tiêu như binh lính địch, máy bay, tàu ngầm hoặc khu trục hạm, nhưng không thực sự hiệu quả khi phải đối đầu với các thiết giáp hạm và tuần dương hạm vi lớp giáp kiên cố. Trong trận đánh, các phi công của Taffy 2 đã có đủ thời gian để bay đến các căn cứ Không lực Lục quân Hoa KỳPhilippines để nạp lại bom, ngư lôi chống hạm, để có thể tấn công các tàu chiến Nhật hiệu quả hơn